WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus Zika

GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ - ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT2 THÁNG 10 NƠ HỒNG - ĐỒNG HÀNH CÙNG 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 102
Đặt lịch hẹn khám

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus Zika

    Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi Zika gây bệnh đầu nhỏ là "sự kiện bất thường",đòi hỏi phản ứng phối hợp nhanh chóng của toàn nhân loại.

    Virus Zika chính thức trở thành trường hợp y tế cộng đồng khẩn cấp và được đặt trong cùng hạng mục với Ebola,BBC dẫn lời WHO.Zika bị nghi liên quan đến dị tật teo não khiến trẻ sinh ra với phần não không phát triển hoặc phát triển không bình thường.Các nghiên cứu và viện trợ sẽ được triển khai để ngăn chặn sự lây nhiễm của virus.

    WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus Zika

    Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi Zika gây bệnh đầu nhỏ là "sự kiện bất thường", đòi hỏi phản ứng phối hợp nhanh chóng của toàn nhân loại.

    Virus Zika chính thức trở thành trường hợp y tế cộng đồng khẩn cấp và được đặt trong cùng hạng mục với Ebola,BBC dẫn lời WHO.

    Zika bị nghi liên quan đến dị tật teo não khiến trẻ sinh ra với phần não không phát triển hoặc phát triển không bình thường.

    Các nghiên cứu và viện trợ sẽ được triển khai để ngăn chặn sự lây nhiễm của virus.

    Tính từ tháng 10/2015, Brazil đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp đầu nhỏ. Tiến sĩ Margaret Chan, giám đốc WHO gọi Zika là "sự kiện bất thường", đòi hỏi phản ứng phối hợp kịp thời của toàn nhân loại. "Giờ đây, tôi xin tuyên bố sự bùng phát bệnh đầu nhỏ và những bất thường về thần kinh khác được báo cáo ở khu vực Mỹ Latin là tình trạng khẩn cấp cần được quốc tế quan tâm", bà phát biểu tại cuộc họp.

    Giữa diễn biến phức tạp của Zika, WHO khẳng định đã đến lúc phải hành động. Năm ngoái, tổ chức này vấp phải những lời chỉ trích nặng nề vì chờ quá lâu mới ban bố trường hợp khẩn cấp về Ebola.

    Giám đốc Chan cho biết ưu tiên trước mắt là bảo vệ phụ nữ mang thai cùng con của họ khỏi bị nhiễm bệnh và kiểm soát loại muỗi truyền virus. Bà khuyến cáo chị em xem xét trì hoãn du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi Zika, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sống tại vùng có virus này và tự bảo vệ mình khỏi bị muỗi cắn.

    Tại Việt Nam, Bộ Y tế tuần trước cũng đã cảnh báo virus Zika hoàn toàn có thể xâm nhập vào nước ta bởi muỗi mang virus cũng là loài làm lây lan sốt xuất huyết. Bộ Y tế gây quan ngại bệnh đầu nhỏ đe dọa sức khỏe cộng đồng. Để kiểm soát virus Zika, Bộ yêu cầu mở rộng mạng lưới giám sát, xây dựng hướng dẫn chẩn đoán có điều trị và tăng cường sàng lọc thân nhiệt bệnh nhân.

    Virus Zika được truyền qua muỗi vằn và hiện chưa có thuốc chữa. Cách duy nhất để phòng bệnh là không để muỗi cắn. WHO cảnh báo virus nhiều khả năng sẽ "bùng nổ nhanh chóng" ở hầu hết các quốc gia châu Mỹ. Hơn 20 nước, trong đó có Brazil, đã phát hiện trường hợp mắc bệnh. Biểu hiện của Zika là phát ban, đau cơ khớp, đau đầu, viêm kết mạc; thời gian ủ bệnh 3-12 ngày nhưng hầu hết bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng. Phương thức lây truyền chủ yếu qua muỗi, có thể qua đường máu mẹ sang con hoặc ít thấy hơn là quan hệ tình dục. Virus còn dẫn đến hội chứng Guillain-Barre, một rối loạn tê liệt hiếm gặp. Đối tượng bị Zika đe dọa nhiều nhất là phụ nữ đang mang thai và đứa trẻ trong bụng.

    Minh Nguyên

    Một bé ở Brazil bị đầu nhỏ nghi là do Virus Zika

    Tính từ tháng 10/2015, Brazil đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp đầu nhỏ. Tiến sĩ Margaret Chan, giám đốc WHO gọi Zika là "sự kiện bất thường", đòi hỏi phản ứng phối hợp kịp thời của toàn nhân loại. "Giờ đây, tôi xin tuyên bố sự bùng phát bệnh đầu nhỏ và những bất thường về thần kinh khác được báo cáo ở khu vực Mỹ Latin là tình trạng khẩn cấp cần được quốc tế quan tâm", bà phát biểu tại cuộc họp.

    Giữa diễn biến phức tạp của Zika, WHO khẳng định đã đến lúc phải hành động. Năm ngoái, tổ chức này vấp phải những lời chỉ trích nặng nề vì chờ quá lâu mới ban bố trường hợp khẩn cấp về Ebola.

    Giám đốc Chan cho biết ưu tiên trước mắt là bảo vệ phụ nữ mang thai cùng con của họ khỏi bị nhiễm bệnh và kiểm soát loại muỗi truyền virus. Bà khuyến cáo chị em xem xét trì hoãn du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi Zika, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sống tại vùng có virus này và tự bảo vệ mình khỏi bị muỗi cắn.

    Tại Việt Nam, Bộ Y tế tuần trước cũng đã cảnh báo virus Zika hoàn toàn có thể xâm nhập vào nước ta bởi muỗi mang virus cũng là loài làm lây lan sốt xuất huyết. Bộ Y tế gây quan ngại bệnh đầu nhỏ đe dọa sức khỏe cộng đồng. Để kiểm soát virus Zika, Bộ yêu cầu mở rộng mạng lưới giám sát, xây dựng hướng dẫn chẩn đoán có điều trị và tăng cường sàng lọc thân nhiệt

    bệnh nhân.

    Virus Zika được truyền qua muỗi vằn và hiện chưa có thuốc chữa. Cách duy nhất để phòng bệnh là không để muỗi cắn. WHO cảnh báo virus nhiều khả năng sẽ "bùng nổ nhanh chóng" ở hầu hết các quốc gia châu Mỹ. Hơn 20 nước, trong đó có Brazil, đã phát hiện trường hợp mắc bệnh. Biểu hiện của Zika là phát ban, đau cơ khớp, đau đầu, viêm kết mạc; thời gian ủ bệnh 3-12 ngày nhưng hầu hết bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng. Phương thức lây truyền chủ yếu qua muỗi, có thể qua đường máu mẹ sang con hoặc ít thấy hơn là quan hệ tình dục. Virus còn dẫn đến hội chứng Guillain-Barre, một rối loạn tê liệt hiếm gặp. Đối tượng bị Zika đe dọa nhiều nhất là phụ nữ đang mang thai và đứa trẻ trong bụng.

    Minh Nguyên

    (Nguồn: vnexpress)

    Tham khảo những bài viết liên quan:

    1. Virus Zika Lây Qua Đường Tình Dục

    2. Việt Nam Siết Chặt Kiểm Dịch Cửa Khẩu Để Phòng Dịch Zika

    3. Trung Quốc Tạo Muỗi Đực Gây Vô Sinh Muỗi Cái Để Chống Virus Zika

    4. Phụ Nữ Vùng Dịch Zika Được Phát Thuốc Phá Thai

    5. Tranh Cãi Virus Zika Hay Thuốc Trừ Sâu Gây Bệnh Đầu Nhỏ Ở Trẻ

    6. Hiểu Đúng Để Đối Phó Với Zika Virus - Phần 1

    7. Hiểu Đúng Để Đối Phó Với Zika Virus - Phần 2

    8. Virus Zika Bị Nghi Gây Mù Lòa

    9. Virus Zika Tràn Vào Việt Nam Như Thế Nào?

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
     

     

    Zalo