Nguy cơ ung thư gan tăng cao ở người trẻ do thức khuya
Việc thức khuya thường xuyên sau 23 giờ làm thay đổi đồng hồ sinh học, gây rối loạn chức năng và tăng gánh nặng cho gan. Sự thức khuya liên tục cũng gây tổn thương tế bào và làm giảm vai trò của gan, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Trong Đông y, gan mật được xem làm việc chăm chỉ để tái tạo chức năng từ 23 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Việc thức khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của lá gan. Khi gan suy yếu, cơ chế phục hồi của gan giảm, dẫn đến tổn thương gan. Đối với những người mắc bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan và không tuân thủ các biện pháp bảo vệ sức khỏe, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ rất cao.
Một nghiên cứu được công bố trên Medical News Today cũng chỉ ra rằng, những con chuột thiếu ngủ kéo dài gặp rối loạn chức năng gan và tăng nguy cơ mắc bệnh gan, bao gồm cả ung thư gan.
Các chuyên gia khuyên mọi người, đặc biệt là giới trẻ, cần chú trọng đến việc duy trì sức khỏe bằng cách thực hiện những thói quen lành mạnh. Ngoài việc tránh thức khuya, mọi người cũng cần thay đổi một số thói quen hàng ngày để phòng ngừa ung thư gan.
Những đối tượng có nguy cơ ung thư gan cao
Các nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư gan và nên thay đổi lối sống để phòng tránh bệnh gồm:
-
Hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư gan. Hút thuốc kéo dài có thể gây tổn thương gan và tăng nguy cơ ung thư gan.
-
Thừa cân, béo phì: Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ ung thư gan. Bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ không do rượu thường xuất hiện nhiều hơn ở người thừa cân, và cũng có liên quan đến nguy cơ ung thư gan.
-
Nghiện rượu: Uống rượu nhiều và lâu dài làm tăng nguy cơ ung thư gan. Việc uống rượu quá mức có thể gây xơ gan và làm tổn thương DNA trong tế bào gan, dẫn đến ung thư gan. Nguy cơ ung thư gan cũng cao hơn ở những người uống rượu và bị nhiễm viêm gan B hoặc C.
-
Gan nhiễm mỡ không do rượu: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) làm tăng nguy cơ ung thư gan. Trong trường hợp này, chất béo tích tụ trong gan, gây viêm và tổn thương gan, có thể dẫn đến ung thư gan.
-
Nhiễm virus viêm gan: Nhiễm virus viêm gan B hoặc C trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Các loại virus này gây tổn thương gan và xơ gan. Uống rượu khi bị nhiễm viêm gan B hoặc C cũng có thể tăng nguy cơ ung thư gan.
-
Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc ung thư gan hơn. Nguy cơ này có thể do nồng độ insulin cao hoặc tổn thương gan do bệnh tiểu đường gây ra.
-
Người mắc HIV/AIDS: Người bị HIV/AIDS có nguy cơ cao mắc ung thư gan. Điều này có thể do họ có hệ miễn dịch yếu, làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và loại bỏ nhiễm trùng viêm gan B hoặc C, gây xơ gan
Những người thuộc các nhóm trên nên thay đổi lối sống để giảm nguy cơ ung thư gan, bao gồm việc từ bỏ hút thuốc lá, duy trì cân nặng lành mạnh, hạn chế uống rượu, kiểm soát bệnh tiểu đường và tuân thủ chế độ chữa trị HIV/AIDS.
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin
(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)
Tham khảo những bài viết liên quan:
1. Thông Tin Hữu Ích Về Ung Thư Gan – Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
2. Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Siêu Vi Viêm Gan B
3. Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Gan
4. Viêm Gan A Và Những Điều Cần Biết
5. Tầm Soát Ung Thư Gan - Sống Khỏe Không Âu Lo
6. Gan Nhiễm Mỡ Không Do Rượu Và Ung Thư Gan Nguyên Phát
7. Những Con Đường Ngắn Nhất Đưa Bạn Đến Với Căn Bệnh Xơ Gan Cổ Trướng
8. Siêu Âm Có Phát Hiện Được Gan Nhiễm Mỡ Không?
9. Những Ngộ Nhận Về Gan Nhiễm Mỡ
10. Béo Phì Và Gan Nhiễm Mỡ - Mối Họa Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe Cộng Đồng
11. Kỹ Thuật Siêu Âm Đàn Hồi Gan Là Gì? Ứng Dụng Trong Phát Hiện Sớm Bệnh Lý Gan
12. Siêu Âm Fibroscan - Phương Pháp Không Xâm Lấn, Đánh Giá Toàn Diện Sức Khỏe Của Gan
13. Dấu Hiệu Cho Thấy Lá Gan Của Bạn Đang Kêu Cứu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN
- Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39 33 6688 Hotline: 0903.800.551
- Email: info@yersinclinic.com
- Website: www.yersinclinic.com