Trên ti vi, các ca nhồi máu cơ tim thường được mô tả một cách rất kịch tính – một ông lão ôm chặt ngực mình với vẻ đau nhói. Tuy hình ảnh trực quan này đã đi vào tâm thức của chúng ta, nhưng trên thực tế, nó chỉ xảy ra ở một tỷ lệ rất nhỏ trong bức tranh tổng thể.
Hóa ra là nhồi máu cơ tim còn có nhiều triệu chứng khác nữa. Ngoài đau ngực, có thể bệnh nhân thấy ngực bị sức ép, nặng ngực, đau vùng cánh tay, đau cổ hoặc hàm, thở dốc, vã mồ hôi, mệt lã người, chóng mặt và buồn nôn. Các biểu hiện trên cho thấy lý do vì sao chẩn đoán một cơn nhồi máu cơ tim không phải lúc nào cũng dễ dàng. Và đương nhiên, phụ nữ cũng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Liệu phụ nữ có biểu hiện những triệu chứng trên rõ ràng hơn triệu chứng đau ngực vẫn còn là điểm tranh cãi.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Hiện nghiên cứu của the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) Study phát hiện, gần phân nửa (45%) ca nhồi máu cơ tim không có biểu hiện lâm sàng- không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào có liên quan đến nhồi máu cơ tim, ít nhất là theo lời bệnh nhân mô tả lại. Các cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng này thường được phát hiện tình cờ qua kiểm tra điện tâm đồ (ECG) định kỳ. Đừng nghĩ rằng chúng chỉ là những bất thường vô nghĩa thể hiện trên điện tâm đồ vì chúng có nguy cơ tử vong như các cơn nhồi máu cơ tim có biểu hiện lâm sàng.
Những nghiên cứu trước đây đều có ít nhiều phát hiện tương tự. Nghiên cứu hiện tại chỉ mở rộng khảo sát vào nhóm dân số đa dạng hơn. Nguy cơ nổi trội gây nhồi máu cơ tim tìm ẩn được tìm thấy ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ 2 dạng nhồi máu cơ tim đều xảy ra ở nam nhiều hơn. Mặt khác, chúng đều có nguy cơ gây tử vong ở người da trắng hay người Mỹ gốc Phi. Các chủng tộc khác thì không được khảo sát trong nghiên cứu này, và nhiều nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này cũng cần được hoàn tất, mặc dù có thể cũng dẫn đến kết quả tương tự.
Nghiên cứu có ý nghĩa gì với người đang lo lắng về nhồi máu cơ tim. Các hướng dẫn thực hành cho là ECG định kỳ cho người khỏe mạnh không còn cần thiết nữa, mặc dù điều này khá thông dụng trước đây. Đương nhiên, nếu đo ECG với một mục đích nào đó, như tiền phẫu chẳng hạn, và phát hiện có nhồi máu cơ tim tìm ẩn , cũng giống như khi bị nhồi máu cơ tim lâm sàng thì điều đó cần được chú ý và giải quyết cẩn thận như một cơn nhồi máu cơ tim thực thụ trên lâm sàng. Các chỉ định thay đổi thuốc và nếp sống xuất phát từ việc phát hiện nhồi máu ẩn cũng tương tự .
Các nghiên cứu tới sẽ phải xác định có nhóm dân số nào có lợi trong việc thực hiện tầm soát định kỳ các cơn nhồi máu ẩn này hay không. Ngoài các nghiên cứu y học cổ điển, nhiều phần mềm ứng dụng cũng sẽ giúp mọi người tự đo ECG, và làm tăng khả năng phát hiện nhồi máu cơ tim ẩn. Điều không may là các test này không thực sự giúp sàng lọc, và khi chúng bất thường, sẽ dẫn đến nhiều xét nghiệm khác rủi ro và đắt tiền hơn. Vì thế, hy vọng nhóm nghiên cứu nhanh chóng tìm được sự thống nhất (trong vài năm tới) ai là người nên được tầm soát định kỳ với ECG, hoặc có thể cần thêm nhiều xét nghiệm phức tạp hơn để phát hiện nhồi máu cơ tim ẩn cũng như người có nguy cơ trở thành nạn nhân.
Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin
Nguồn health.harvard.edu
(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)
Xem thêm những bài viết liên quan:
1. Bất Ngờ Với Cơn Nhồi Máu Cơ Tim Thầm Lặng
3. Mỡ Máu Cao (Rối Loạn Lipid Máu)
4. Bệnh Thiếu Máu Não Do Hẹp Động Mạch Cảnh
5. Phương Pháp Lấy Máu Của Theranos - Một Cuộc Cách Mạng Trong Ngành Y
6. Nhồi Máu Cơ Tim Tấn Công Người Mỹ Trẻ Có Thể Trạng Mập
7. Bệnh Thalassemia (Tan Máu Bẩm Sinh ) Có Lây Cho Con Không?
8. Dấu Hiệu Chảy Máu Cam Ở Cô Gái 14 Tuổi Cứu Cả Gia Đình
9. Lần Đầu Thử Nghiệm Điều Trị MERS Bằng Máu Của Bệnh Nhân
___________________________________________________________________________________
Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.
YERSIN INTERNATIONAL CLINIC
Số 10 Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Số GPHĐ: 00001/SYT-GPHĐ cấp ngày 24/08/2012
Người chịu trách nhiệm chuyên môn: Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam
Thời gian hoạt động: Từ thứ 2 đến thứ 7 ( 7:30 - 12:00, 13:00 - 17:00 )Tel: 028.39336688 Hotline: 0933 6688 27