Viêm Phần Phụ

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 - PKĐKQT YERSIN3 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ GAN3 MỪNG XUÂN ẤT TỴ 20253 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN3
Đặt lịch hẹn khám

Viêm Phần Phụ

    Bệnh viêm phần phụ thường gọi tắt là PID (Pelvic Inflammatory Disease) là sự nhiễm trùng của các cơ quan sinh sản ở phụ nữ. PID là một trong các biến chứng nặng nhất ở phụ nữ từ các bệnh lây qua đường tình dục (STD). Bệnh gây tổn thương không hồi phục lên tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và một số bộ phận khác của hệ sinh sản ở nữ. Đồng thời, đây là nguyên nhân chính gây vô sinh có thể phòng ngừa ở phụ nữ.

    Bệnh có phổ biến không?

    Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 1 triệu phụ nữ bị PID. Hậu quả là mỗi năm có hơn 100.000 phụ nữ bị vô sinh. Hơn thế, một tỷ lệ khá lớn trong số 100.000 ca thai ngoài tử cung xảy ra mỗi năm có liên quan đến PID. Tỷ lệ viêm phần phụ cao nhất là ở lứa tuổi vị thành niên.

    Nguyên nhân gây viêm phần phụ

    Thông thường, cổ tử cung có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn ở âm đạo lan đến các cơ quan sinh sản bên trong. Nếu cổ tử cung bị viêm nhiễm do các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, chlamydia thì khả năng phòng vệ của cánh cổng này sẽ yếu ớt và khả năng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào các bộ phận bên trong sẽ kém. Viêm phần phụ xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua cổ tử cung di chuyển lên trên. Chlamydia hay bệnh lậu nếu không được điều trị thì khả năng gây viêm phần phụ là 90 %, Ngoài ra viêm phần phụ còn có một số nguyên nhân khác như sẩy thai, sinh con, và một số thủ thuật can thiệp vùng chậu.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Triệu chứng

    Triệu chứng đa dạng nhưng nhìn chung có:

    • Đau bụng âm ỉ trên hay dưới rốn, hoặc đau ở bụng trên bên phải
    • Âm đạo ra dịch bất thường, có màu vàng, xanh hoặc có mùi hôi
    • Đau rát đường tiểu
    • Sốt cao hoặc lạnh run
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Đau khi giao hợp
    • Nguy cơ gây viêm phần phụ

    Có vài nguy cơ:

    • Phụ nữ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia
    • Phụ nữ có viêm phần phụ trước đó
    • Nữ vị thành niên có sinh hoạt tình dục dễ bị hơn người lớn
    • Quan hệ tình dục với nhiều người

    Vài nghiên cứu cho rằng, thụt rửa âm đạo có thể gây viêm phần phụ, do thao tác thụt rửa sẽ đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong, mặt khác sẽ làm thay đổi tính chất của dịch âm đạo, khiến bệnh nhân không để ý.

    Chẩn đoán

    Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh cũng như đời sống chăn gối. Sau đó sẽ tiến hành khám phụ khoa để kiểm tra các cơ quan sinh sản, cũng như xem có bị nhiễm lậu hay chlamydia hay không. Khi khám có thể bác sĩ sẽ phát hiện dịch âm đạo bất thường, đau cổ tử cung, ống dẫn trứng đồng thời kiểm tra cổ tử cung. Dịch âm đạo sẽ được lấy làm xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc được cấy để chẩn đoán bệnh lậu hay nhiễm chlamydia.

    Nếu nghi ngờ viêm phần phụ, bác sĩ sẽ đề nghị thêm:

    • Xét nghiệm máu
    • Siêu âm

    Vài xét nghiệm chuyên sâu:

    • Sinh thiết nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ làm thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ trong tử cung để phân tích.
    • Soi ổ bụng: là một thủ thuật được bác sĩ tiến hành bằng cách đưa một ống soi qua vết mổ nhỏ ở bụng dưới để khảo sát các cơ quan sinh sản bên trong.

    Điều trị

    Nếu khi khám hay kết quả xét nghiệm phát hiện có viêm phần phụ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngay.

    • Kháng sinh: Điều trị ban đầu với các ca nhẹ thường dùng kháng sinh đường uống. Các trường hợp đặc biệt, có thể điều trị kết hợp đường tiêm và đường uống. Nếu phác đồ không hiệu quả, bệnh nhân không dùng được kháng sinh bằng đường uống, hoặc tình trạng nhiễm trùng khá nặng, người bệnh có thể được yêu cầu nhập viện để tiêm kháng sinh điều trị.
      Nếu có chẩn đoán xác định bị viêm phần phụ, ngoài bạn thì "người kia" cũng cần được điều trị dù có triệu chứng hay không. Nếu không, bạn có thể bị tái nhiễm khi có sinh hoạt tình dục trở lại.
    • Phẫu thuật: Khi viêm nhiễm tạo thành abscess (khi các mô bị viêm hình thành mủ), kháng sinh sẽ vô hiệu. Các ổ abscess cần được phẫu thuật loại bỏ để ngăn ngừa vỡ làm nhiễm trùng lan rộng ra khung chậu hay ổ bụng.
      Tùy vào tình trạng, có thể phẫu thuật nội soi hoặc mở ổ bụng khảo sát các nội tạng. Cả 2 loại phẫu thuật này đều có sự kết hợp của gây mê.
      Trường hợp abscess hình thành trong tử cung hoặc buồng trứng, bác sĩ có thể tiến hành cắt tử cung hoặc buồng trứng.

    Biến chứng của viêm phần phụ

    Nếu tình trạng viêm nhiễm cứ tái đi tái lại sẽ tạo sẹo trong ống dẫn trứng, dẫn đến nguy cơ vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mãn tính. Khoảng 1/8 phụ nữ bị viêm nhiễm phần phụ có nguy cơ vô sinh.

    Có biện pháp nào phòng ngừa viêm phần phụ không?

    Câu trả lời là có. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nguyên nhân viêm phần phụ chủ yếu là do các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục nên để ngăn ngừa viêm nhiễm phần phụ, có thể thực hiện các bước sau:

    • Tránh quan hệ tình dục với nhiều người
    • Thậm chí dù đã uống thuốc ngừa thai, cũng phải áp dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su, thuốc diệt tinh trùng.
    • Không dùng vòng tránh thai nếu có nhiều bạn tình.
    • Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị sớm nếu có biểu hiện viêm phần phụ, bất kỳ bệnh lây lan qua đường tình dục, kể cả khi có dịch âm đạo bất thường, đau vùng chậu hoặc chảy máu giữa chu kỳ.
    • Nên khám tầm soát phụ khoa định kỳ để được phát hiện và điều trị sớm các viêm nhiễm cổ tử cung, tránh lây lan ra các cơ quan sinh sản lân cận.

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Nguồn WebMD

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

     

    Tham khảo những bài viết liên quan:

    1. Tôi Nên Làm Gì Để Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?

    2. HPV Và Ung Thư

    3. Tôi Nên Làm Gì Để Bảo Vệ Con Gái Mình Không Bị Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?

    4. Ngăn Ngừa Và Tầm Soát HPV

    5. Quan Điểm Mới Về Chích Ngừa HPV

    6. Vài Nét Về U Xơ Tử Cung

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo