Sống Khỏe Để Ngăn Ngừa Đột Qụy Xảy Ra

GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ - ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT2 THÁNG 10 NƠ HỒNG - ĐỒNG HÀNH CÙNG 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 102
Đặt lịch hẹn khám

Sống Khỏe Để Ngăn Ngừa Đột Qụy Xảy Ra

    Ai cũng mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống với bạn bè và người thân. Vậy làm sao để sống khỏe mà không bị đột quỵ? Hãy nhận diện những yếu tố nguy cơ đe dọa sức khỏe của bạn.

    Những bệnh mạn tính

    Một số bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ đột quỵ như:

    • Cao huyết áp
    • Mỡ trong máu cao
    • Tiểu đường
    • Béo phì

    Do đó nên kiểm soát tốt các bệnh mạn tính này để giảm nguy cơ đột qụy.

    Thói quen sống

    • Hút thuốc
    • Ít vận động
    • Uống nhiều rượu

    Chế độ ăn kiêng hợp lý

    Một chế độ ăn uống không hợp lý có thể tăng nguy cơ đột qụy theo nhiều cách. Chế độ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo dẫn đến thành động mạch bị hẹp do mỡ tích tụ. Còn ăn quá mặn thì góp phần làm tăng huyết áp. Ăn nhiều calo thì dẫn đến béo phì. Một chế độ ăn đầy đủ chất với nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt và cá có thể giúp giảm nguy cơ đột qụy
    Những yếu tố nguy cơ không kiểm soát được

    Một vài yếu tố nguy cơ nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta, chẳng hạn như tuổi già hoặc gia đình có tiền sử đột qụy. Giới tính cũng có vai trò quan trọng vì nam giới dễ bị đột qụy hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tử vong do đột qụy lại là ở phụ nữ. Bên cạnh đó, chủng tộc là một nhân tố quan trọng. Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người bản xứ Alaska có nguy cơ đột qụy cao hơn so với chủng tộc khác. 


    Khi bị đột qụy cần được đưa đi cấp cứu

    Đối với một cơn đột qụy do nhồi máu não, điều trị chủ yếu dùng thuốc để phục hồi lưu thông của máu. Loại thuốc làm tan huyết khối rất hiệu quả khi làm tan máu đông và giảm thiểu những tổn thương lâu dài, nhưng thuốc phải được dùng càng sớm càng tốt, trong vòng 3 giờ hay nhiều nhất là 4 tiếng rưỡi ở một số người, ngay khi xuất hiệu những triệu chứng đầu tiên của đột qụy. Xuất huyết não thì khó xử lý hơn. Việc điều trị thường phải gồm nỗ lực kiểm soát huyết áp, chảy máu và phù não.


    Đột qụy gây ra những tổn thương khó phục hồi

    Độ nghiêm trọng của cơn đột qụy và thời gian ổn định triệu chứng ở não sẽ quyết định mức độ tổn thương lâu dài. Tổn thương còn phụ thuộc vào việc đột quỵ xuất hiện ở khu vực nào của não. Những vấn đề thường gặp của bệnh nhân đột quỵ là tê, yếu cánh tay hay chân, đi đứng khó khăn, giảm thị lực, nuốt khó, phát âm khó hay hiểu lơ mơ. Những tổn thương này có thể vĩnh viễn, nhưng hầu hết có thể phục hồi chức năng sau điều trị.
    Đối với những bệnh nhân đột qụy, họ có thể được điều trị hồi phục chức năng để sớm quay trở lại cuộc sống thường ngày?

     

    Phục hồi chức năng: Ngôn ngữ trị liệu

    Sau khi bị đột qụy, điều trị phục hồi chức năng bệnh nhân là vấn đề then chốt, đòi hỏi phối hợp nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực trị liệu để giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt và làm việc như trước. Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân lấy lại những khả năng đã mất hay học cách sống với những tổn thương không thể hồi phục. Mục đích của việc trị liệu là giúp bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân. Với những người gặp vấn đề về ngôn ngữ, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu là rất cần thiết. Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu còn có thể giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề nuốt khó.


    Phục hồi chức năng: Vật lý trị liệu.

    Cơ yếu hay vấn đề về thăng bằng là những tổn thương phổ biến sau cơn đột qụy. Vì vậy việc đi lại và những hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng. Do đó vật lý trị liệu là cách hiệu quả để phục hồi sức cơ, thăng bằng và khả năng phối hợp giữa các bộ phận. Đối với vận động đòi hỏi khéo léo như dùng dao và nĩa, viết lách và cài nút áo, chuyên gia chuyên về vận động liệu pháp có thể thích hợp hơn.


    Phục hồi chức năng: Tâm lý trị liệu.

    Thông thường, những bệnh nhân sống sót sau đột qụy và người thân của họ sẽ trải qua những tình trạng cảm xúc căng thẳng như sợ hãi, nóng giận, lo lắng và đau buồn. Một nhà tâm lý học hay bác sĩ về tâm thần có thể giúp đưa ra những phương thức điều trị các rối loạn về cảm xúc. Đồng thời, một bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện dấu hiệu của trầm cảm, thường hay xuất hiện ở những người đang phục hồi sau đột qụy.

    Lối sống lành mạnh có thể ngăn chặn đột qụy

    Đa phần những vấn đề về sức khỏe đều do lối sống gây ra. Tuy nhiên, các thói quen mới có thể hình thành từ những thay đổi nhỏ nhưng chúng ta phải quyết tâm thực hiện mỗi ngày. Ai cũng có đam mê nhưng hãy sống khỏe để theo đuổi đam mê của mình.

    Đối với những người từng bị đột qụy có thể thử những cách sau để ngăn đột qụy tái phát:

    • Bỏ thuốc lá.
    • Tập thể dục và duy trì cân nặng phù hợp.
    • Hạn chế uống rượu và ăn mặn.
    • Chế độ ăn đủ chất với nhiều rau, cá và các loại hạt.

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Nguồn WebMD

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Đau Nửa Đầu Và Đột Quỵ

    2. Chuyện Xảy Ra Khi Đột Quỵ

    3. Nguy Cơ Ung Thư Sau Đột Quỵ

    4. 9/10 Các Trường Hợp Đột Qụy Có Thể Ngăn Ngừa Được

    5. Nấc Cục Cảnh Báo Nguy Cơ Đột Quỵ Ở Phụ Nữ

    6. Ô Nhiễm Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Gây Đột Quỵ

    7. Đột Quỵ

    8. Tìm Hiểu Về Đột Qụy

    9. Đột Quỵ Thoáng Qua, Chớ Nên Coi Thường

    10. Đột Quỵ, Căn Bệnh Nguy Hiểm Không Phải Chỉ Ở Người Lớn Tuổi

    11. Đột Quỵ - Để "Hung Thần" Không Ghé Thăm

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.com
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo