Phụ nữ chưa quan hệ có cần khám phụ khoa định kỳ không?

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Phụ nữ chưa quan hệ có cần khám phụ khoa định kỳ không?

    Dù bạn chưa từng quan hệ tình dục, việc thực hiện khám phụ khoa định kỳ vẫn không thể thiếu. Mặc dù kiểu kẹp mỏ vịt để mở đường âm đạo và các xét nghiệm phụ khoa không thể áp dụng cho bạn, nhưng bạn không nên bỏ qua hoặc từ chối khám phụ khoa.

    Việc thực hiện khám phụ khoa và các xét nghiệm tương ứng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, phát hiện sớm các khối u và điều trị chúng trong giai đoạn tốt nhất.

    Chưa quan hệ tình dục có thể bỏ qua khám phụ khoa định kỳ không?

    Siêu âm phụ khoa qua đầu dò trên bụng

    Một phương pháp quan trọng trong quá trình khám phụ khoa là siêu âm phụ khoa. Phương pháp này sử dụng một thiết bị chuyên dụng để phát ra sóng siêu âm và đánh giá sự phát triển của các cơ quan sinh dục, từ đó phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hệ thống sinh dục của phụ nữ.

    Siêu âm phụ khoa có thể giúp xác định độ dày của niêm mạc tử cung và phát hiện các vấn đề có thể xảy ra trong khoang tử cung, chẳng hạn như polyp nội mạc tử cung hoặc u xơ nằm dưới niêm mạc. Nó cũng có thể phát hiện các vấn đề trong tử cung như u xơ tử cung hay bệnh Adenomyosis, cũng như các vấn đề trong buồng trứng và ống dẫn trứng.

    Dịch tiết âm đạo

    Dịch tiết âm đạo không chỉ xuất hiện khi có quan hệ tình dục. Các bác sĩ có thể sử dụng tăm bông để lấy dịch tiết âm đạo để xét nghiệm mà không cần mở đường âm đạo.

    Xét nghiệm CA - 125

    Xét nghiệm CA-125 là một xét nghiệm máu đơn giản để phát hiện khối u liên quan đến ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, chỉ số CA-125 có thể tăng cao trong nhiều trường hợp khác nhau, chẳng hạn như trước và sau kỳ kinh nguyệt, nội mạc tử cung bị viêm, u tuyến, bệnh viêm vùng chậu và khối u ác tính buồng trứng.


     

    Xét nghiệm nồng độ hormone

    Xét nghiệm nồng độ hormone bao gồm 6 xét nghiệm hormone giới tính và AMH (Anti-mullerian Hormone) cùng các xét nghiệm khác. Kết quả của 6 xét nghiệm hormone giới tính thường được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết nữ như chảy máu tử cung bất thường, buồng trứng đa nang, và giúp bác sĩ đánh giá. Xét nghiệm AMH liên quan trực tiếp đến số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng và cho biết dự trữ buồng trứng.

    Phòng tránh các bệnh phụ khoa

    Chế độ ăn uống thanh đạm

    Chế độ ăn uống lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các vấn đề phụ khoa. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay và các chất kích thích giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh ở các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là phụ khoa.

    Ngoài ra, cần tránh tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng muối cao và đồ tráng miệng chứa nhiều đường, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

    Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, hãy duy trì chế độ ăn uống đa dạng, tập trung vào những loại protein chất lượng cao như cá hồi, hải sản, rau củ trái cây, đậu phụ, natto và tránh thực phẩm chế biến có hàm lượng chất béo cao.

    Coi trọng việc vệ sinh cá nhân

    Vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe phụ khoa. Đặc biệt, cần chú ý vệ sinh đồ lót bằng cách thay đồ lót hàng ngày và thay mới đồ lót định kỳ. Đồng thời, hãy giặt và thay đồ dùng khác như quần áo, ga trải giường thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

    Trong thời kỳ kinh nguyệt, cần đặc biệt chú trọng vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng phụ khoa.

    Yêu thể dục thể thao

    Thực hiện thể dục thường xuyên cũng là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe phụ khoa. Tập thể dục giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa.

    Thăm khám và tầm soát bệnh lý phụ khoa định kỳ

    Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, có biện pháp ngăn ngừa sớm hạn chế các vấn đề về sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên khám phụ khoa định kỳ cho dù bạn có triệu chứng hay không vì có một số bệnh lý phụ khoa mà bạn chỉ có thể nhận ra chúng sau một thời gian dài ủ bệnh.

     Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. NHỮNG CĂN BỆNH PHỤ KHOA CỰC KỲ NGUY HIỂM CHO PHỤ NỮ

    2. Để Không Còn Ám Ảnh Căn Bệnh Ung Thư Vú, Phụ Nữ Từ 20 Tuổi Nên Chủ Động Tầm Soát Hàng Năm

    3. Phụ Nữ - Tại Sao Cần Tầm Soát Sớm Ung Thư

    4. Phân Biệt Xét Nghiệm Pap Smear Và Thinprep Pap Trong Tầm Soát Ung Thư Cổ Từ Cung

    5. Viêm Phần Phụ

    6.  Tôi Nên Làm Gì Để Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?

    7.  HPV Và Ung Thư

    8.  Tôi Nên Làm Gì Để Bảo Vệ Con Gái Mình Không Bị Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?

    9.  Ngăn Ngừa Và Tầm Soát HPV

    10.  Quan Điểm Mới Về Chích Ngừa HPV

    11.  Vài Nét Về U Xơ Tử Cung

    12. Viêm Âm Đạo Và Những Điều Mà Phụ Nữ Cần Lưu Ý

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.com
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo